Câu hỏi đặt ra là có phải công cụ chặn lọc các nội dung xấu, ảnh hưởng không tốt tới trẻ em của các mạng xã hội chưa hiệu quả, dẫn đến việc còn bỏ lọt nhiều nội dung nguy hiểm hay không? Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông cho rằng, đúng là các nền tảng (platform) hiện tại chưa có công cụ lọc tự động (bằng trí tuệ nhân tạo) để chặn lọc được các hình ảnh mang tính rùng rợn và gây sốc kiểu này, mới chỉ có công cụ chặn được một số nội dung như sex, hoặc các nội dung vi phạm bản quyền.
Từ hạn chế này có hai vấn đề ngắn hạn và dài hạn rất cần quan tâm để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Trước mắt, sau khi nhận được lượng report (báo cáo) số lượng lớn từ người dùng, nền tảng YouTube đã chặn nội dung này. Nhưng làn sóng lan truyền trên mạng xã hội mang tính toàn cầu nên đã lan truyền sang các nền tảng mạng xã hội như Facebook.
Theo ông Nguyễn Quang Đồng, việc các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam yêu cầu mạng xã hội gỡ, chặn cũng không giải quyết được tận gốc của vấn đề. Mà trước mắt chỉ có cách chủ động tuyên truyền, hướng dẫn trong các trường học và phụ huynh cảnh giác để bảo vệ trẻ em, học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cục Bảo vệ trẻ em cần ngay lập tức có một công văn thông báo trên toàn hệ thống giao dục để cảnh báo. Các cơ quan truyền thông chính thức của nhà nước như VTV1, VOV cần phải được yêu cầu cảnh báo, truyền thông điệp mạnh mẽ trong công đồng.
Về dài hạn, phải có một hệ thống tham gia bảo vệ an toàn cho trẻ em trên môi trường mạng. Trong đó, Cục Bảo vệ trẻ em cần có một bộ phận chuyên trách cho vấn đề an toàn mạng (nhiều nước đã có hẳn một cơ quan riêng). Cơ quan này làm nhiệm vụ phản ứng nhanh với những trường hợp đe dọa an toàn người dùng, rồi hướng dẫn quy chuẩn an toàn, quy trình phản ứng và xử lý của các cơ quan nhà nước với các trường hợp đe dọa an toàn đó.
Đối với các mạng xã hội, phải hoàn thiện các công cụ chặn và lọc nội dung tiêu cực, về mặt pháp lý các quốc gia đều yêu cầu ngăn chặn những nội dung có ảnh hưởng xấu tới trẻ em. Nhưng trên thực tế các mạng xã hội chỉ lọc bằng hai cách: Lọc bằng thủ công, con người kiểm duyệt nội dung và chặn; Cách 2 là dùng trí tuệ nhân tạo lọc tự động, các mạng xã hội đang chạy đua để phát triển công cụ này.
“Nội dung số giờ là toàn cầu, xu hướng tìm kiếm người dùng lan theo trend từ nước này sang nước kia. Do đó, quản lý nội dung số cần có sự chủ động, dùng truyền thông là công cụ chính, chứ không phải cơ quan nhà nước chỉ ra lệnh gỡ là xong là giải quyết được vấn đề, không phải gỡ xong là không còn lo lắng gì nữa. Truyền thông cần phải được sư dụng làm công cụ chính đối với mục tiêu bảo vệ người dùng Internet, bảo vệ trẻ em Việt Nam”, ông Nguyễn Quang Đồng nhấn mạnh.
Theo Zing
" alt=""/>'Lan truyền clip game kinh dị Momo không phải chỉ gỡ là xong'Theo một dự thảo được công bố vào tháng trước cho thấy cốt lõi của chiến lược dữ liệu của EU là tạo ra một thị trường dữ liệu châu Âu duy nhất và các thị trường dữ liệu nhỏ hơn tập trung vào các ngành công nghiệp chính.
Các yếu tố khác bao gồm các quy tắc mới như sử dụng dữ liệu xuyên biên giới, khả năng tương tác dữ liệu và các tiêu chuẩn liên quan đến sản xuất, biến đổi khí hậu, công nghiệp ô tô, y tế, dịch vụ tài chính, nông nghiệp và năng lượng.
Một trong những đề xuất có thể gây tranh cãi là việc kêu gọi xóa bỏ các quy tắc cạnh tranh của EU chống lại việc chia sẻ dữ liệu chống cạnh tranh.
Đáp lại những khiếu nại về sức mạnh của các nền tảng trực tuyến lớn, Ủy ban cũng đang xem xét đưa ra các quy tắc để ngăn chặn các công ty này áp đặt các điều kiện đơn phương để truy cập và sử dụng dữ liệu hoặc hưởng lợi từ việc này theo cách không tương xứng.
Cũng theo một bản dự thảo trước đó mà Reuters đã được tiếp cận thì các tài liệu thảo luận về trí tuệ nhân tạo nhằm mục đích thiết lập một khuôn khổ để chi phối việc sử dụng công nghệ này được sử dụng bởi số lượng ngày càng tăng của các công ty. Các quy tắc sẽ được áp dụng cho các lĩnh vực rủi ro cao như chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải và công nghệ xử lý thông tin, dự đoán và phòng ngừa (predictive policing).
Các quy tắc cứng rắn hơn như việc ban hành đạo luật về các dịch vụ kỹ thuật số, để có thể buộc các gã khổng lồ công nghệ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho các hành động và nội dung được lưu trữ trên nền tảng của họ, dự kiến sẽ được công bố vào cuối năm nay.
Phan Văn Hòa (theo Reuters)
Trung bình một nhân viên văn phòng ở Mỹ phải theo dõi từ 20 đến 40 mật khẩu kết hợp tên người dùng khác nhau. Mật khẩu chứa một rủi ro bảo mật rất nghiêm trọng và vô cùng tốn kém.
" alt=""/>EU kiềm chế các 'gã khổng lồ' công nghệ Mỹ